37 kết quả phù hợp với "cơ chế đặc thù"
Đề xuất cơ chế đặc thù cho đường sắt tốc độ cao
Thủ tướng Chính phủ vừa có yêu cầu rà soát và đề xuất các cơ chế đặc thù, đặc biệt triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, nhất là huy động nguồn lực và quy trình thủ tục, các chính sách đặc thù về đất đai.
Cơ chế đặc thù cho đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Sáng 5/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan để thảo luận, cho ý kiến về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và triển khai các dự án đường sắt kết nối với Trung Quốc.
Cơ chế đặc thù cho nông nghiệp Thủ đô
Luật Thủ đô, với nhiều cơ chế đặc thù, sẽ tháo gỡ những khó khăn trong chính sách phát triển nông nghiệp, hướng tới nền nông nghiệp đô thị bền vững, hiện đại gắn với hoạt động du lịch nông nghiệp sinh thái.
Tạo cơ chế đặc thù để Hà Nội phát triển
Ngày mai (28/6), theo chương trình, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua dự thảo Luật Thủ đô (Sửa đổi). Sửa đổi Luật Thủ đô là điểm nhấn lập pháp quan trọng của Kỳ họp thứ 7 cũng như của cả nhiệm kỳ.
Cần có cơ chế đặc thù bảo vệ người lao động
Ngày 12/6, tiếp tục phiên họp thứ 34, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghe và cho ý kiến về báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật BHXH (sửa đổi).
Cơ chế đặc thù phát triển Nghệ An và Đà Nẵng
Các nội dung về quy hoạch không gian biển quốc gia và việc thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An và TP Đà Nẵng được Quốc hội đưa ra bàn thảo trong hôm nay (31/5).
Đánh giá cơ chế đặc thù thực hiện dự án giao thông
Các đại biểu Quốc hội cho rằng việc một số dự án còn chậm so với yêu cầu, cần đánh giá một số vướng mắc trong quá trình thực hiện, đặc biệt là việc triển khai các cơ chế đặc thù.
Tạo cơ chế đặc thù trong phát huy giá trị văn hóa
Nhằm tiếp tục góp ý hoàn thiện Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) và tạo sự đồng thuận với những điểm mới liên quan đến quy định được nêu trong Dự thảo Luật, sáng nay (15/5), Báo Kinh tế và Đô thị tổ chức toạ đàm với chủ đề “Sửa Luật Thủ đô: Tạo cơ chế đặc thù, đột phá trong phát huy giá trị văn hóa”.
Cơ chế đặc thù cho cải tạo chung cư cũ | 12/05/2024
Việc triển khai đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ gắn với tái thiết đô thị trên địa bàn TP Hà Nội đến nay vẫn rất chậm trễ. Thực trạng này đòi hỏi cần phải có cơ chế chính sách đặc thù cho Hà Nội để thúc đẩy mạnh mẽ việc đầu tư các chung cư cũ. Vấn đề này sẽ được GS.TS Hoàng Văn Cường - Ủy viên Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội chia sẻ trong chương trình hôm nay.
Cần cơ chế đặc thù gỡ vướng cải tạo chung cư cũ
Thực tế thời gian qua cho thấy, vướng mắc trong công tác cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ vẫn nằm ở cơ chế, đặc biệt đối với đô thị lớn như Hà Nội có nhiều đặc thù. Để tháo gỡ những vướng mắc hiện nay, Hà Nội cần có những cơ chế đặc thù về cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị, bổ sung kịp thời các quy định về cải tạo chung cư cũ.
Đề xuất cơ chế đặc thù cho Khu CNC Hòa Lạc
Việc bàn giao Khu công nghệ cao Hòa Lạc cho thành phố Hà Nội quản lý và đề xuất có cơ chế đặc thù trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ là tiền đề quan trọng để đơn vị này bứt phá, trở thành hạt nhân của thành phố phía Tây Thủ đô trong tương lai.
Cần cơ chế đặc thù cho tái định cư Vành đai 4
Thực tế cho thấy, dù chỉ còn hơn 2% diện tích giải phóng mặt bằng, nhưng chủ yếu lại là đất thổ cư nên để kịp hoàn thành trong quý 1 năm nay lại không hề đơn giản. Bởi thực tế ở các địa phương cho thấy, nếu chiếu theo quy định của pháp luật thì người dân vẫn chịu nhiều thiệt thòi. Bởi vậy, cần có cơ chế đặc thù để họ yên tâm ổn định cuộc sống.
Cơ chế đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo triển khai Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hồ Chí Minh - chủ trì Hội nghị lần thứ hai của Ban Chỉ đạo. Dự Hội nghị còn có: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo; Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi, lãnh đạo một số Bộ, ngành Trung ương và TP. Hồ Chí Minh.
Phát triển đường sắt đô thị cần cơ chế đặc thù
Sau 2,5 ngày làm việc tích cực, khẩn trương, Hội thảo khoa học Phát triển hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã thành công tốt đẹp.
Chương trình mục tiêu quốc gia cần cơ chế đặc thù
Chiều 16/1, Quốc hội thảo luận ở hội trường Dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Ý kiến đại biểu cho rằng những năm gần đây việc triển khai bị chậm nên rất cần cơ chế đặc thù để đẩy nhanh tiến độ các chương trình mục tiêu quốc gia.
Cơ chế đặc thù thực hiện Mục tiêu quốc gia
Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp Quốc hội bất thường lần thứ 5, sáng nay, Quốc hội nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự thảo “Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia” và báo cáo về việc bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 từ nguồn dự phòng chung và một số nội dung khác
Cơ chế đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp Quốc hội bất thường lần thứ 5, sáng nay (16/1), Quốc hội nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự thảo “Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia” và báo cáo về việc bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025...
Cần cơ chế đặc thù để phát triển văn hóa Thủ đô | Đảng trong cuộc sống | 04/12/2023
Một trong các mục tiêu về phát triển văn hóa được đề ra trong Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là kết hợp hài hòa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngooại. Trong đó, văn hóa, con người vừa là mục tiêu, vừa là nền tảng, nguồn lực, động lực để phát triển Thủ đô. Trên cơ sở kế thừa quy định tại Điều 11 Luật Thủ đô năm 2012, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã thể chế hóa Nghị quyết số 15-NQ/TW với một số cơ chế đặc thù mới để phát triển văn hóa Thủ đô.
Thống nhất tiền lương, bỏ cơ chế đặc thù từ 1/7/2024
Theo Nghị quyết 104 của Quốc hội, từ ngày 01/7/2024, bãi bỏ tất cả các cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù của các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước; áp dụng chế độ tiền lương, phụ cấp, thu nhập thống nhất.
Hà Nội xây dựng cơ chế đặc thù cho khu CNC Hòa Lạc
Khu công nghệ cao (CNC) Hoà Lạc đã được chuyển giao từ Bộ Khoa học và công nghệ về thành phố Hà Nội quản lý. Việc tiếp nhận khu CNC Hòa Lạc là cơ hội để Hà Nội phát huy vai trò, vị thế của Thủ đô trong thực hiện các quy định có tính đặc thù, đột phá về khoa học và công nghệ được quy định tại dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đang được Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6.
Cơ chế đặc thù đẩy nhanh tiến độ đường Vành đai 4
Dự án đường vành đai 4 – Vùng Thủ đô trên địa bàn Hà Nội được xem là dự án đầu tiên đã được Quốc hội ban hành Nghị quyết triển khai đầu tư gắn với những cơ chế đặc thù chưa từng có tiền lệ. Nhờ đó, đã mang tới tiến độ thần tốc, đặc biệt trong công tác GPMB, bồi thường tái định cư mà chưa có một dự án đường vành đai nào tại Thủ đô đạt được những kết quả như trong thời gian vừa qua.
Hà Nội đề xuất cơ chế đặc thù hai thành phố mới
Trong phiên họp Quốc hội ngày 10/11, dự án Luật Thủ đô sửa đổi đã được trình lên và nhận lại nhiều ý kiến đóng góp. Một trong những vấn đề được đại biểu và cử tri quan tâm đó là việc xây dựng cơ chế đặc thù để vận hành hai thành phố mới của thủ đô Hà Nội.
Hoàn thiện quy định, tiêu chí áp dụng cơ chế đặc thù
Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách tháo gỡ vướng mắc quy định tại một số luật liên quan tới đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ. Một trong những nội dung được quan tâm là nhóm chính sách thứ hai về thẩm quyền thực hiện đầu tư dự án đường quốc lộ, đường cao tốc đi qua các địa phương.
Phân cấp, ủy quyền, tạo cơ chế đặc thù cho Thủ đô
Theo chương trình, ngày mai, dự thảo Luật Thủ Đô sửa đổi sẽ được Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6. Thực tế hơn 1 năm qua, quá trình xây dựng chính sách, soạn thảo, Thành phố Hà Nội đã tranh thủ tâm huyết, trí tuệ của các cấp, ngành; các chuyên gia, nhà khoa học trên tất cả các lĩnh vực.
Cơ chế đặc thù xuất phát từ thực tiễn
Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Phương Thủy, đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội chiều qua 7/11 về nội dung "nhiệm kỳ này Chính phủ trình thí điểm nhiều cơ chế đặc thù có thể dẫn đến hệ thống pháp luật thiếu thống nhất và tham nhũng chính sách, cơ chế xin cho", Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, vừa qua, Chính phủ đã trình các cơ chế đặc thù cho địa phương và ngành xuất phát từ thực tiễn và yêu cầu khách quan.
Hà Nội cần cơ chế đặc thù để phát triển vượt trội
Sáng 20/09, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Tham dự phiên họp có Bí thư Thành uỷ Đinh Tiến Dũng, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn.
Xây dựng cơ chế đặc thù để Thủ đô thu hút nhân tài
Tuần qua, Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã họp, tiến hành thẩm tra sơ bộ Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Các ý kiến tập trung thảo luận về việc trao cho Thành phố quyền quyết định một số vấn đề, nhằm thu hút và trọng dụng nhân tài, tổ chức bộ máy và công tác cán bộ.
Thực hiện cơ chế đặc thù đầu tư công trình công cộng
Nghị quyết 115 năm 2020 của Quốc Hội về thí điểm cơ chế chính sách, tài chính-ngân sách đặc thù đối với thành phố Hà Nội, trong đó có cơ chế cho việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Dưới sự chỉ đạo của thành phố Hà Nội, từ năm 2020 đến nay, các quận đã hỗ trợ cho các huyện hàng nghìn tỷ đồng. Đây là nguồn lực quan trọng để các địa phương có điều kiện hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
Nghiên cứu cơ chế đặc thù để Thủ đô phát triển
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) gồm 6 chương, 59 điều bảo đảm thể chế hóa đầy đủ, chính xác nhất đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và bám sát 9 nhóm chính sách đã được Chính phủ thông qua. Dưới sự chủ trì của Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng và Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, các thành viên Ban soạn thảo và tổ biên tập xây dựng dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) tiếp tục đóng góp nhiều ý kiến để hoàn thiện quy phạm hóa thành các cơ chế, chính sách cụ thể, mang tính đặc thù vượt trội phục vụ cho sự nghiệp xây dựng, phát triển Thủ đô của cả nước.
Bộ GTVT kiến nghị nhiều cơ chế đặc thù cho đăng kiểm
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có văn bản kiến nghị Chính phủ cho phép áp dụng một loạt cơ chế đặc thù để giải quyết tình trạng quá tải đăng kiểm đang xảy ra tại Hà Nội, TPHCM và nhiều tỉnh thành.
Cải tạo chung cư cũ cần cơ chế đặc thù
Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ là một trong những nhiệm vụ định hướng dài hạn phát triển Thủ đô. Người dân kỳ vọng, đề án sớm hoàn thành, giúp ổn định cuộc sống của hàng nghìn hộ dân. Tuy nhiên, thực tế triển khai, vẫn còn những khó khăn khiến tiến độ cải tạo chưa được như kỳ vọng.
Ngày 24/5, Quốc hội thảo luận về cơ chế đặc thù cho tỉnh Khánh Hòa
(HanoiTV) - Trong ngày làm việc thứ hai hôm nay, (24/5), Quốc hội thảo luận tại Hội trường về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; cơ chế đặc thù cho tỉnh Khánh Hòa và một số vấn đề quan trọng khác.
Cần cơ chế đặc thù cho cao tốc Bắc – Nam
(HanoiTV) – Tiếp tục chương trình nghị sự của kỳ họp bất thường lần thứ nhất, chiều ngày 06/01, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, giai đoạn 2021-2025. Trao đổi bên hành lang Quốc hội, nhiều đại biểu đồng tình với việc cần thiết phải đẩy nhanh đầu tư xây dựng cao tốc Bắc Nam, nhưng, cần có chế đầu tư phù hợp mới đạt đích hoàn thành toàn bộ vào năm 2025.
Có cơ chế đặc thù nhưng dự án cao tốc vẫn thiếu đất đắp
(HanoiTV) - Nghị quyết 133 và 60 của Chính phủ ra đời được kỳ vọng sẽ mở cánh cửa giải quyết nút thắt về nguyên vật liệu cho dự án cao tốc Bắc –Nam. Thế nhưng, 6 tháng trôi qua tình trạng thiếu nguyên vật liệu tại 9/11 dự án vẫn chưa giải quyết được. Hiện, vẫn còn thiếu hơn 10 triệu mét khối đất đắp gây áp lực lớn về tiến độ và chất lượng của các dự án.
Cần cơ chế đặc thù bảo vệ môi trường sông Nhuệ, sông Đáy
(HanoiTV) - Sáng 25/12, Ủy ban bảo vệ môi trường khu vực sông Nhuệ, sông Đáy phối hợp với UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện bảo vệ môi trường, lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy giai đoạn 2008-2020 và định hướng trong giai đoạn tiếp theo.
Thống nhất trình Quốc hội xem xét việc thí điểm một số cơ chế đặc thù cho Hà Nội
(HanoiTV) – Sáng 1/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp tục Phiên họp thứ 45, cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính-ngân sách đặc thù đối với thành phố Hà Nội. Sau phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý 6 cơ chế đặc thù cho Hà Nội.